Skip to main content Link Menu Expand (external link) Document Search Copy Copied

Pháp luật đại cương - 1

TABLE OF CONTENTS


Những vấn đề chung về nhà nước

1. NGUỒN GỐC CỦA NHÀ NƯỚC

1.1. Các học thuyết tiêu biểu về nguồn gốc của nhà nước

1.1.1. Những quan điểm phi Mác – xit về nguồn gốc Nhà nước

  • Thuyết thần quyền: nhà nước do thượng đế sáng tạo.
  • Thuyết gia trưởng: Nhà nước kết quả của sự phát triển gia đình.
  • Thuyết bạo lực: Nhà nước ra đời là kết quả của việc sử dụng bạo lực.
  • Thuyết khế ước xã hội: Nhà nước ra đời từ một hợp đồng.

1.1.2. Quan điểm của CN Mác - Lênin về nguồn gốc Nhà nước

“Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” (Friedrich Engels)

  • NN: hiện tượng có tính lịch sử, tính quy luật khách quan.
  • NN không phải là vĩnh cửu, bất biến
  • NN chỉ xuất hiện khi xã hội đã phát triểnđến một giai đoạn nhất định

1.2. Quá trình hình thành Nhà nước theo quan điểm CN Mác – Lênin

1.2.1. Chế độ công xã nguyên thủy và tổ chứ thị tộc - bộ lạc

1.2.2 Sự phân hóa giai cấp trong xã hội qua ba lần phân công lao động

=> Nhà nước là một bộ máy quyền lực chính trị đặc biệt do giai cấp thống trị lập ra nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị và thực hiện quản lý mọi mặt đời sống xã hội theo ý chí của giai cấp thống trị.

NHẬN ĐỊNH ĐÚNG HAY SAI? (Giải thích) (chưa sửa bài)

  • Xã hội có giai cấp là xã hội có nhà nước
  • Quyền lực chỉ tồn tại trong xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp
  • Nhà nước là một hiện tượng bất biến của xã hội
  • Ba lần phân công lao động đã dẫn đến sự hình thành nhà nước
  • Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định.

2. BẢN CHẤT NHÀ NƯỚC

Bản chất của nhà nước là tất cả những phương diện cơ bản quy định sự tồn tại và phát triển của nhà nước, thể hiện ở hai phương diện giai cấp và xã hội.

2.1. Bản chất giai cấp

“Nhà nước chẳng qua chỉ là bộ máy của giai cấp này dùng để trấn áp một giai cấp khác” (Engels)

2.2. Bản chất xã hội

  • Nhà nước đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
  • Nhà nước giải quyết những công việc chung của xã hội: xây dựng các công trình phúc lợi, trường học, bệnh viện…

3. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA NHÀ NƯỚC


4. CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC

Khái niệm:

  • Là những phương diện hoăc mặt hoạt động của nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ cơ bản của nhà nước;
  • Là hoạt động nhà nước cơ bản nhất, mang tính thường xuyên, liên tục, ổn định tương đối và có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của nhà nước

Đối nội

  • Bảo vệ chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
  • Trấn áp các phần tử chống phá nhà nước, giữ gìn trật tự XH

Đối ngoại

  • Thể hiện vai trò của nhà nước trong quan hệ với các nước, các dân tộc trên thế giới, các tổ chức quốc tế (chống ngoại xâm, thiết lập quan hệ ngoại giao, hợp tác quốc tế…)

5. KIỂU NHÀ NƯỚC VÀ HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC

5.1. Kiểu Nhà nước

Là tổng thể những đặc điểm cơ bản của nhà nước, thể hiện bản chất, vai trò xã hội, những điều kiện phát sinh, tồn tại và phát triển của nhà nước trong một hình thái kinh tế - xã hội có giai cấp nhất định.

4 kiểu nhà nước:

  • NN Chủ nô
  • NN Phong kiến
  • NN Tư sản
  • NN XHCN

5.2. Hình thức Nhà nước

Là cách thức tổ chức và phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước.

  • Chính thể nhà nước
  • Cấu trúc nhà nước
  • Chế độ chính trị

Xác định cấu trúc nhà nước của các quốc gia sau đây là nhà nước liên bang hay đơn nhất? (chưa sửa bài)

  1. Bỉ
  2. Bhutan
  3. Singapore
  4. Hy Lạp
  5. Pháp
  6. Thụy Điển
  7. Thụy Sĩ
  8. Đài Loan
  9. Mexico
  10. Ấn Độ

6. BỘ MÁY NHÀ NƯỚC

  • Là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương xuống địa phương;
  • Được tổ chức theo những nguyên tắc chung thống nhất, tạo thành cơ chế đồng bộ để thực hiện các nhiệm vụ và chức năng của nhà nước.

6.1. Cơ quan nhà nước

  • Là một tổ chức không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất.
  • Nhân danh nhà nước để thực hiện quyền lực nhà nước.
  • Thực hiện hoạt động trong phạm vi thẩm quyền của mình trên cơ sở pháp luật quy định.

CQNN là một bộ phận cấu thành nên bộ máy nhà nước. Đó là một tổ chức chính trị mang quyền lực nhà nước, được thành lập trên cơ sở pháp luật và được giao những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của nhà nước trong phạm vi luật định.

Các loại cơ quan trong bộ máy nhà nước:

  • Lập pháp
  • Hành pháp
  • Tư pháp

6.2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động

TẬP QUYỀN

Tập trung quyền lực nhà nước vào trong tay một người hay một cơ quan nào đó.

PHÂN QUYỀN

Phân chia quyền lực nhà nước thành các bộ phận khác nhau và giao cho các cơ quan nhà nước khác nhau nắm giữ.

6.3. Bộ máy nhà nước XHCN

  • Tổ chức theo nguyên tắc tập quyền XHCN.
  • Quyền lực nhà nước tập trung thống nhất vào trong tay của cơ quan đại diện do nhân dân bầu ra để thể hiện nguyện vọng và ý chí của nhân dân.
  • Có sự phân công , phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong quá trình thực hiện quyền lực nhà nước

Link bài tập nhóm

https://jamboard.google.com/d/1tb37OztwK6IlrIQqGqAKRQsR-qoE1UoXiVczXHaQ64M/viewer?pli=1&f=0