Pháp luật đại cương - 3
TABLE OF CONTENTS
QUY PHẠM PHÁP LUẬT – HỆ THỐNG PHÁP LUẬT
Thi giữa kì ngày 29/2
Nội dung:
- Khái niệm, đặc điểm của QPPL
- Cấu trúc của QPPL
- Phân loại các QPPL
- Hệ thống pháp luật VN
1. Khái niệm, đặc điểm của QPPL
1.1. Khái niệm
Khoản 1 Điều 3 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật: “QPPL là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước đảm bảo thực hiện”
1.2. Đặc điểm
- Thể hiện ý chí nhà nước
- Có tính lặp đi lặp lại và bắt buộc chung
- Được xác định chặt chẽ về hình thức
- Được nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện
- Chỉ ra các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên
- Nội dung thể hiện dưới dạng cho phép hoặc bắt buộc.
- Có tính hệ thống.
Phân biệt QPPL với QPXH
Quy phạm pháp luật | Quy phạm xã hội khác | |
---|---|---|
Chủ thể ban hành | Nhà nước | Các tổ chức xã hội |
Ý chí | Ý chí của Nhà nước | Ý chí của các thành viên |
Tính chất | Mang tính bắt buộc chung | Mang tính tự nguyện |
Cơ chế thực hiện | Được bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước | Thực hiện trên cơ sở tự nguyện |
2. Cấu trúc của QPPL
GIẢ ĐỊNH
- Một bộ phận của QPPL
- Nêu lên điều kiện, hoàn cảnh (thời gian, địa điểm, tình huống…) mà các cá nhân, tổ chức khi rơi vào những hoàn cảnh, điều kiện đó sẽ chịu sự tác động của QPPL.
Ai? Khi nào? Điều kiện, hoàn cảnh nào?…
QUY ĐỊNH
- Quan trọng nhất của QPPL
- Quy tắc xử sự mà mọi chủ thể phải thực hiện trong những điều kiện mà phần giả định đã đặt ra.
Được làm gì? Phải làm gì? Làm như thế nào? Không được làm gì?…
CHẾ TÀI
- Chỉ ra những biện pháp tác động mà nhà nước sẽ áp dụng.
- Đối với chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng mệnh lệnh của nhà nước đã nêu trong phần quy định của QPPL.
Hậu quả sẽ như thế nào? Bị gì ?
LƯU Ý KHI XÁC ĐỊNH
- Không phải lúc nào trong mọi trường hợp các QPPL đều có cả 3 bộ phận trên.
- Trường hợp ẩn quy định => không thấy quy định cụ thể nhưng khi đọc lên, ta thấy chúng chứa đựng các quy tắc xử sự chứ không quy định cụ thể.
- Trường hợp không có bộ phận chế tài => một số trường hợp chế tài này được quy định trong một chương riêng trong VBPL hoặc trong một VBPL khác.
dô Moodle coi bt nha (bài 3) https://courses.ctda.hcmus.edu.vn/course/view.php?id=2477
3. Phân loại QPPL
- Căn cứ vào đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh:
- QPPL hình sự;
- QPPL dân sự;
- QPPL hành chính
- Căn cứ vào cách trình bày QPPL:
- QPPL bắt buộc;
- QPPL cấm đoán;
- QPPL cho phép.
- Căn cứ vào nội dung của QPPL:
- QPPL định nghĩa;
- QPPL điều chỉnh;
- QPPL bảo vệ.
4. Hệ thống pháp luật
4.1. Khái niệm
Là cấu trúc bên trong của pháp luật, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại và thống nhất với nhau được phân thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được quy định bởi tính chất, cơ cấu các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh.
4.2. Các yếu tố của HTPL
4.3. Hệ thống VBQPPL
- Hệ thống VBQPPL: là tổng thể các văn bản quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành có mối liên hệ chặt chẽ với nhau về nội dung và hiệu lực pháp lý.
- VBQPPL: là một hình thức văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, thủ tục luật định, trong đó có quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, được áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội và được nhà nước bảo đảm thực hiện.
HỆ THỐNG VB QPPL THEO LUẬT MỚI (SỬA ĐỔI) CÓ HIỆU LỰC TỪ 01/01/2021
Các cơ quan nhà nước và các cá nhân có thẩm quyền
Hiệu lực của văn bản QPPL
- Không gian
- Thời gian
- Đối tượng áp dụng