Skip to main content Link Menu Expand (external link) Document Search Copy Copied

Pháp luật đại cương - 4

TABLE OF CONTENTS


QUAN HỆ PHÁP LUẬT

1. Khái niệm

  • Là quan hệ xã hội.
  • Được các quy phạm pháp luật điều chỉnh
  • Trong đó các bên tham gia có những quyền và nghĩa vụ pháp lý.
  • Được Nhà nước đảm bảo thực hiện.

2. Đặc điểm của QHPL

BT: QHPL trong tình huống cụ thể nào đó là gì?

  • Là dạng quan hệ xã hội đặc biệt được điều chỉnh bởi PL
  • QH mang tính ý chí
  • Có tính cụ thể, xác định
  • Có nội dung biểu hiện thành quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể của các bên tham gia quan hệ và bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ của các bên bằng ý chí của NN

3. Thành phần của QHPL

  • Nội dung
  • Chủ thể
  • Khách thể

3.1. Chủ thể

Là các cá nhân hay pháp nhân tham gia quan hệ pháp luật với những quyền và nghĩa vụ pháp lý theo năng lực của họ.

Năng lực pháp luật là khả năng của chủ thể được hưởng quyền và làm nghĩa vụ pháp lý khi tham gia quan hệ pháp luật.

Tất cả cá nhân khi sinh ra đều có năng lực như nhau.

Năng lực hành vi là khả năng mà nhà nước thừa nhận cho các chủ thể bằng hành vi của mình xác lập và thực hiện quyền và nghĩa vụ trong một quan hệ pháp luật cụ thể.

Ảnh hưởng bởi nhiều yếu tô khác nhau.

A. CÁC LOẠI CHỦ THỂ CỦA QHPL (CÁ NHÂN)

Năng lực pháp luật của cá nhân: Phát sinh từ khi người đó được sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.

Bộ luật dân sự khoản 3, điều 16, năm 2015

  • Thời điểm phát sinh: khi cá nhân mới sinh ra và được mở rộng dần theo thời gian.
  • Thời điểm chấm dứt: khi cá nhân chết (kể cả chết sinh học và chết pháp lý)

Năng lực hành vi của cá nhân: quyết định bởi độ tuổi và khả năng nhận thức, làm chủ hành vi.

  • Thời điểm phát sinh: muộn hơn NLPL, phát triển theo quá trình phát triển tự nhiên của con người và khi mà cá nhân đáp ứng được những điều kiện cơ bản:
    • Về độ tuổi;
    • Về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi; khả năng thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi;
    • Những điều kiện khác: tùy thuộc vào đặc điểm của từng lĩnh vực quan hệ pháp luật, điều kiện cụ thể của năng lực hành vi cá nhân còn có thể là sức khỏe, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghề nghiệp, tài sản…
  • Thời điểm chấm dứt: khi cá nhân không còn tự mình xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý cũng như độc lập chịu trách nhiệm về những hành vi của mình được nữa.
    • Khi cá nhân chết thì năng lực hành vi cũng chấm dứt;
    • Khi mất khả năng nhận thức, làm chủ hành vi và bị TA tuyên bố là mất năng lực hành vi.

Cách Tính Tuổi Theo Pháp Luật: https://www.youtube.com/watch?v=Lakx9IMAuyk

B. CÁC LOẠI CHỦ THỂ CỦA QHPL (TỔ CHỨC LÀ PHÁP NHÂN)

Tổ chức thỏa những yêu cầu do pháp luật đặt ra:

  • Thành lập một cách hợp pháp
  • Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
  • Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó
  • Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Năng lực pháp luật của pháp nhân:

  • Mang tính chuyên biệt;
  • Phát sinh từ thời điểm được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập; Chấm dứt khi pháp nhân chấm dứt hoạt động (giải thể, phá sản).
  • Đối với các pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cấp giấy phép hoạt động.

Năng lực hành vi của pháp nhân:

  • Phát sinh và chấm dứt cùng thời điểm với năng lực pháp luật của pháp nhân;
  • Năng lực hành vi của pháp nhân được được thể hiện thông qua hành vi của người đại diện.

3.2. Khách thể:

Lợi ích (vật chất/tinh thần) => Thúc đẩy chủ thể.

3.3. Nội dung:

Quyền và nghĩ vụ của chủ thể.

4. Sự kiện pháp lý

Anh A và chị B đều đạt năng lực chủ thể để tham gia quan hệ hôn nhân. Quan hệ pháp luật hôn nhân chỉ hình thành giữa A và B khi A và B đi đăng ký kết hôn và được cơ quan có thẩm quyền công nhận theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Hành vi đăng ký hôn nhân và công nhận hôn nhân là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hôn nhân giữa A và B. A và B ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa. A có nghĩa vụ giao hàng cho B. Do mưa bão lớn gây ngập lụt, làm đường giao thông bị cắt nên A không thể giao hàng đúng hạn. Sự biến mưa bão làm thay đổi nội dung quan hệ pháp luật hợp đồng giữa A và B.

Sự kiện pháp lý: (căn cứ ý chí)

  • Sử biến pháp lý:
    • tuyệt đối (vd: cái chết tự nhiên)
    • tương đối: tác động gián tiếp của con người
  • Hành vi pháp lý (cách chia 1):
    • Hành động: Là cách xử sự chủ động của con người
    • Không hành động: Là cách xử sự thụ động của con người.
  • Hành vi pháp lý (cách chia 2):
    • Hợp pháp: Thực hiện pháp luật
    • Bất hợp pháp: Vi phạm pháp luật

Bài tập nhóm (chưa có đáp án)

Nhận định (đúng / sai và giải thích)

  • 1. Công dân đương nhiên là chủ thể của mọi QHPL.
  • 2. Năng lực hành vi của mọi cá nhân là như nhau.
  • 3. Năng lực pháp luật của chủ thể trong QHPL phụ thuộc vào Pháp luật của từng quốc gia
  • 4. Khi cá nhân bị hạn chế năng lực pháp luật thì đương nhiên cũng bị hạn chế năng lực hành vi.
  • 5. Người bị hạn chế năng lực hành vi thì không bị hạn chế năng lực pháp luật
  • 6. Người say rượu là người có năng lực hành vi hạn chế

Tình huống:

Anh A có vay của anh B một số tiền trị giá 500.000.000 đồng. Giữa A và B có lập hợp đồng cho vay, được công chứng theo đúng trình tự, thủ tục luật định. Hãy xác định thành phần của quan hệ pháp luật trên (chủ thể, khách thể, nội dung).