Pháp luật đại cương - 5
TABLE OF CONTENTS
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT, VI PHẠM PHÁP LUẬT, TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
1. Thực hiện pháp luật
1.1. Khái niệm Thực hiện pháp luật
- Là hành vi hợp pháp
- Là hoạt động có mục đích
- Do chủ thể pháp luật thực hiện
- Mục đích nhằm hiện thực hóa các quy định của pháp luật.
1.2. Hình thức Thực hiện pháp luật
- Tuân thủ pháp luật
- Không thực hiện điều PL cấm
- Chấp hành pháp luật (thi hành PL)
- Thực hiện điều PL yêu cầu
- Sử dụng Pháp luật
- Thực hiện điều PL cho phép
- Áp dụng Pháp luật
- Hoạt động của CQNN, người có thẩm quyền
=> Ví dụ:
- Không được sử dụng chất kích thích, không lái xe trong tình trạng say xỉn (Tuân thủ PL)
- Thực hiện nghĩa vụ quân sự, đóng thuế (Thi hành PL)
- Cơ quan đăng ký doanh nghiệp cấp giấy chứng nhận kinh doanh cho các doanh nghiệp đủ điều kiện (Áp dụng PL)
- Pháp luật cho phép người dân đảm bảo quyền nhân thân, danh dự (sử dụng PL)
2. Vi phạm pháp luật
Tình huống: Lái xe taxi vượt đèn đỏ và khi bị CSGT tuýt còi đã đâm thẳng và hất CSGT lên nóc xe? => Vi phạm liên tiếp
2.1. Khái niệm Vi phạm pháp luật
VPPL là hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại tới các QHXH được pháp luật bảo vệ.
Tình huống trên là xâm hại tính mạng của CSGT và cản trở người thi hành công vụ
2.2. Đặc điểm Vi phạm pháp luật
=> Tổng kết:
2.3. Phân loại VPPL
- Vi phạm pháp luật hình sự
- Vi phạm pháp luật dân sự
- Vi phạm pháp luật hành chính
- Vi phạm kỷ luật nhà nước
2.4. Cấu trúc VPPL
Lỗi cố ý trực tiếp: Chủ thể VP nhận thấy trước hậu quả, nhưng mong muốn điều đó xảy ra. Lỗi cố ý gián tiếp: Chủ thể VP nhận thấy trước hậu quả, tuy không mong muốn nhưng để mặc cho nó xảy ra. Lỗi vô ý do quá tự tin: Chủ thể VP nhận thấy trước hậu quả, nhưng hy vọng, tin tưởng điều đó không xảy ra. Lỗi vô ý do cẩu thả: Chủ thể VP do khinh suất, cẩu thả mà không nhận thấy trước hậu quả, mặc dù có thể nhận thấy và cần phải nhận thấy trước.
3. Trách nhiệm pháp lý
Trách nhiệm pháp lý
- Là hậu quả bất lợi do có hành vi VPPL
- Thể hiện việc CQNN (người có chức vụ) có thẩm quyền
- Áp dụng đối với người đã có lỗi trong việc VPPL
- Một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế (chế tài xử lý) của nhà nước do ngành luật tương ứng quy định
Phân loại TNPL
Bài tập nhóm
A. Nhận định
1. Mọi hành vi VPPL đều là hành vi trái PL => Nhận định này đúng bởi dấu hiệu đầu tiên của hành vi trái PL
2. Mọi hành vi trái PL đều là hành vi VPPL => Nhận định này sai, bởi vì hành vi vi phạm pháp luật cần xem xét chủ thể thực hiện hành vi đã có năng lực trách nhiệm pháp lý hay chưa.
3. Hậu quả do hành vi VPPL gây ra đều phải là sự thiệt hại về vật chất => Nhận định này sai (không đầy đủ). Hậu quả do hành vi trái pháp luật gây ra có thể là thiệt hại về mặt vật chất, tinh thần hoặc những thiệt hại khác cho xã hội.
4. Sự thiệt hại về vật chất là dấu hiệu bắt buộc phải có của VPPL => Nhận định này sai. Hành vi có thể không gây ra thiệt hại nhưng vẫn có thể cấu thành VPPL
5. Chủ thể VPPL có thể đồng thời chịu nhiều loại trách nhiệm PL => Nhận định này đúng. Một hành vi vi phạm pháp luật có thể đồng thời xâm hại một hoặc nhiều khách thể, vì vậy, chủ thể có thể phải gánh chịu một hoặc nhiều loại trách nhiệm pháp lí (ngoài vi phạm hình sự còn có thể vi phạm hành chính và dân sự). (Ví dụ: lái xe vượt đèn đỏ và tông vào CSGT)
6. Phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên mới có thể là chủ thể của VPPL => Nhận định này sai. -> nêu một vài ví dụ, ngoại lệ để chứng minh.
7. Một hành vi có thể đồng thời vừa là VPPL hình sự vừa là VPPL hành chính, nhưng không thể đồng thời vừa là VPPL hình sự vừa là VPPL dân sự. => Nhận định trên là ĐÚNG. Ta xét 2 ví dụ sau: Vừa là VPPL hình sự vừa là VPPL hành chính: Hành vi cố ý tông cảnh sát nhưng tông nhầm vào cột điện. Tông cảnh sát là vi phạm hình sự, gây thiệt hại về tài sản công là vi phạm hành chính. Không thể đồng thời vừa là VPPL hình sự vừa là VPPL dân sự: Hành vi giết người là một tội hình sự và không thể được coi là vi phạm pháp luật dân sự.
8. Một người nhận thấy trước hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả xảy ra tuy không mong muốn nhưng có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra là biểu hiện của lỗi vô ý vì quá tự tin. => Nhận định này là sai vì đã thấy trước được hậu quả thì đó là lỗi cố ý gián tiếp.
9. Mọi VPPL đều phải chịu trách nhiệm pháp lý => Nhận định này sai vì có những trường hợp không chịu trách nhiệm pháp lý: Trường hợp 1: Người vi phạm không có năng lực hành vi dân sự Trường hợp 2: Người vi phạm chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý … (Ghi 1 vài TH, có thể ghi trích dẫn điều mấy)
10. Không thấy trước hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội thì không bị xem là có lỗi. => Nhận định này sai vì khi chủ thể không thấy trước hành vi của mình thuộc loại lỗi vô ý do cẩu thả
B. TÌNH HUỐNG
Cô giáo A là giáo viên mầm non trên địa bàn X. Ngày 01/03/2018, khi đang trông bé T, thấy bé khóc mãi không dừng, cô A đã dùng miếng băng keo dài 15 cm, rộng 4 cm bịt miệng bé T để bé khỏi khóc. Sau khoảng 2 phút bị dán miệng, bé T bị tím tái cả người nên cô A gọi mẹ bé lên và đưa đi cấp cứu nhưng sau một thời gian được cứu chữa, bé T đã tử vong.
a) Lỗi của cô giáo A: Lỗi vô ý do cẩu thả
b) Phân tích lỗi của cô giáo A:
- Ko thấy hành vi của mình là nguy hiểm.
- Ko nhận thức được hậu quả gây ra cho tính mạng của bé.
- Có nghĩa vụ (nghề nghiệp) phải thấy nhưng ko thấy.