Pháp luật đại cương - 6
TABLE OF CONTENTS
- 1. Khái niệm và nguồn
- 2. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH
- 3. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH
- 4. NGUYÊN TẮC CƠ BẢN
- 5. MỘT SỐ CHẾ ĐỊNH CƠ BẢN
Luật hình sự
1. Khái niệm và nguồn
- Luật Hình sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của Việt Nam, bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, xác định những hành vi nào nguy hiểm cho xã hội là tội phạm, đồng thời quy định hình phạt đối với những tội phạm ấy.
- Nguồn của Luật Hình sự Việt Nam: Hiến pháp, BLHS hiện hành và các văn bản dưới luật.
Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
(bộ luật hiện hành)
Số: 100/2015/QH13 Ngày ban hành: 27/11/2015 Ngày hiệu lực: 01/01/2018 Dung lượng: 3 Phần, 26 Chương, 426 Điều Nội dung chính: Những quy định chung và Các tội phạm Thay thế: BLHS năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009
Luật sửa đổi BLHS năm 2017 Ngày ban hành: 20/06/2017 Ngày Hiệu lực: 01/01/2018
2. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH
Là QHXH giữa Nhà nước và người thực hiện tội phạm khi người này thực hiện hành vi mà BLHS quy định là tội phạm.
Khi bị quy định là tội phạm mới là tội phạm chứ không phải khi thực hiện hành vi nào đó đã là tội phạm.
3. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH
Phương pháp quyền uy – phục tùng: Sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh quan hệ pháp luật.
- Nhà nước tự mình quy định hành vi nào là hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm và ấn định hình phạt buộc người phạm tội chịu hình phạt;
- Nhà nước giao nhiệm vụ xử lý tội phạm cho các cơ quan tư pháp, nhân danh Nhà nước điều tra, truy tố, xét xử, xác định hình phạt, buộc người phạm tội phải chấp hành hình phạt;
Các chủ thể bị cưỡng chế phải chịu trách nhiệm hình sự trước Nhà nước.
4. NGUYÊN TẮC CƠ BẢN
Đọc luật: điểm -> khoản -> điều
- Nguyên tắc pháp chế XHCN: Được đặt lên hàng đầu, đòi hỏi luật hình sự phải được xây dựng trên cơ sở khoa học và phù hợp với
- Nguyên tắc có lỗi: Không chủ thể nào phải chịu cho hành vi nguy hiểm của mình mà không có lỗi. (nhận định)
- Nguyên tắc nhân đạo: Xuất phát từ đạo lí của xh và tình thương của con người VN (không có mục đích là kêu gọi trả thù)
5. MỘT SỐ CHẾ ĐỊNH CƠ BẢN
5.1. Tội phạm (Điều 8)
- Hành vi nguy hiểm cho xã hội
- Do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý
- Được quy định trong BLHS
=> Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt.
Dấu hiệu phạm tội
- Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi
- Tính trái pháp luật hình sự
- Tính có lỗi của người thực hiện hành vi
- Tính phải chịu hình phạt
Tính nguy hiểm cho xã hội
Tính có lỗi
Lỗi là thái độ chủ quan của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xh của mình và đối với hậu quả của HV đó.
Tính trái pháp luật hình sự
- Là dấu hiệu mang tính hình thức phản ánh tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.
- Giúp đảm bảo cho việc xác định tội danh và quyết định hình phạt được thống nhất và chính xác.
Tính phải chịu hình phạt
Mọi hành vi phạm tội đều bị đe dọa chịu hình phạt. VD:
- Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội → miễn TNHS
- Miễn hình phạt
- Miễn chấp hành hình phạt
5.2. Yếu tố cấu thành tội phạm
Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm: là con người cụ thể đã thực hiện h/vi nguy hiểm cho xh được LHS quy định là tội phạm, có năng lực TNHS và đạt độ tuổi theo quy định của LHS.
Cách xác định tuổi theo pháp luật:
https://www.youtube.com/watch?v=Lakx9IMAuyk
Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại ở mức độ đáng kể. Các bộ phận của khách thể có thể bị tác động là:
- Chủ thể của QHXH;
- Nội dung của các QHXH;
- Đối tượng của các QHXH
Mặt khách quan
Mặt khách quan của tội phạm: là những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan.
Mặt chủ quan
Mặt chủ quan của tội phạm: là diễn biến tâm lý bên trong của tội phạm, bao gồm: lỗi, mục đích và động cơ phạm tội.
5.3. PHÂN LOẠI TỘI PHẠM
Ít nghiêm trọng có thể chịu cải tạo địa phương
5.4. Các tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi
Trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự (Chương IV):
Phần 1: https://www.youtube.com/watch?v=XHI3iXf1LcQ
Phần 2: https://www.youtube.com/watch?v=dKzagoRkvDo
=> 7 tình tiết:
- Sự kiện bất ngờ.
- Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự (mắc bệnh tâm thần, mất nhận thức).
- Phòng vệ chính đáng.
- Tình thế cấp thiết.
- Gây thiệt hại khi bắt người phạm tội.
- Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và cộng nghệ.
- Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên.
5.5. Hình phạt
Chủ thể Quan hệ pháp luật hình sự:
- Là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước
- Nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội.
- Được quy định trong bộ luật hình sự và
- Do Toà án quyết định.
Đặc điểm hình phạt
- Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất
- Hình phạt được luật hình sự quy định và do tòa án áp dụng
- Hình phạt chỉ có thể áp dụng đối với người có hành vi phạm tội
Mục đích hình phạt
Mục đích phòng ngừa riêng: bao gồm 2 mục đích
- Trừng trị
- Cải tạo và giáo dục
Mục đích phòng ngừa chung: hình phạt có mục đích chung là nhằm ngăn ngừa người khác phạm tội, giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật.
THỜI HIỆU TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
- Tội phạm ít nghiêm trọng: 5 năm
- Tội phạm nghiêm trọng: 10 năm
- Tội phạm rất nghiêm trọng: 15 năm
- Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: 20 năm
Phân loại hình phạt (Điều 32)
Đối với cá nhân:
- HÌNH PHẠT CHÍNH:
- Cảnh cáo
- Phạt tiền
- Cải tạo không giam giữ
- Trục xuất (cho người nước ngoài)
- Tù có thời hạn
- Tù chung thân
- Tử hình
- HÌNH PHẠT BỔ SUNG:
- Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
- Cấm cư trú;
- Quản chế;
- Tước một số quyền công dân;
- Tịch thu tài sản;
- Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính;
- Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.
Đối với pháp nhân thương mại:
- HÌNH PHẠT CHÍNH:
- Phạt tiền;
- Đình chỉ hoạt động có thời hạn;
- Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
- HÌNH PHẠT BỔ SUNG:
- Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định;
- Cấm huy động vốn;
- Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính.